Top Ad unit 728 × 90

Tin mới

Nâng mũi sline 3d fixed y

Chế độ chăm sóc sức khoẻ răng miệng khi mang thai

 Sức khỏe răng miệng khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ lơ là việc chăm sóc răng miệng có thể gây ra một số bệnh lý nguy hiểm, việc điều trị bệnh bằng thuốc ít nhiều sẽ tác động đến em bé trong bụng, thậm chí có một số bệnh lý còn tăng nguy cơ sinh non. Vì vậy, những chia sẻ dưới đây về răng miệng của mẹ bầu có thể hữu ích rất nhiều cho bạn. 

Chế độ chăm sóc sức khoẻ răng miệng khi mang thai-1
Chăm sóc răng miệng khi mang thai đúng cách*

Vì sao cần chăm sóc sức khỏe răng miệng khi mang thai?

Tăng nguy cơ sinh non

Việc thay đổi thói quen sinh hoạt và thể chất khi mang thai khiến thai phụ dễ bị sâu răng, viêm nha chu hơn bình thường:

- Thai phụ thường ăn nhiều bữa với số lượng ít nên miệng luôn tồn tại axit dễ gây sâu răng. Đặc biệt trong thời gian ốm nghén mệt mỏi, thai phụ rất khó chải sạch những răng hàm bên trong.

- Hoocmon nữ tăng cao trong thai kỳ dễ gây viêm lợi. Ngoài ra, tính chất nước bọt bị biến đổi khiến miệng luôn cảm thấy dính, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dễ dàng hơn. 

Phụ nữ mang thai bị viêm lợi, viêm nha chu sẽ tăng nguy cơ sảy thai, sinh non gấp 2-3 lần, dễ bị tiền sản giật, trẻ sinh ra nhẹ cân (dưới 2,5kg). Khi mẹ viêm lợi, viêm nha chu, trong miệng sẽ xuất hiện một số vi khuẩn có hại. Các vi khuẩn này di chuyển từ khoang miệng vào nhau thai, làm tăng nồng độ sinh lý trong dịch ối, gây chuyển dạ sớm, sinh non, sinh nhẹ cân.

Chế độ chăm sóc sức khoẻ răng miệng khi mang thai-2
Mẹ bị sâu răng khiến con dễ mắc sâu răng*

Tăng nguy cơ sâu răng cho trẻ

Mầm răng của trẻ được hình thành từ tuần thứ 6 của thai kỳ. Tuần thứ 16 trở đi, men răng và ngà răng phát triển để bao bọc mầm răng. Sau đó, thân răng được hình thành để bao bọc chân răng và tủy răng. 6-7 tháng sau sinh, răng sữa sẽ nhú khỏi lợi. 

Vi khuẩn gây sâu răng không có trong miệng bé ngay khi được sinh ra mà thực chất bị lây từ miệng mẹ hoặc những người xung quanh thông qua việc hôn bé, bón thức ăn cho bé. Và khoảng thời gian từ 6 tháng đến 3 tuổi là lúc trẻ dễ bị sâu răng nhất. Chính vì thế, chăm sóc sức khỏe răng miệng khi mang thai là điều rất quan trọng, là cách tốt nhất để phòng ngừa và ngăn chặn lây lan sâu răng sang trẻ.

Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng khi mang thai

Vệ sinh đúng cách

- Chải răng 2 lần/ngày (sáng, tối)

- Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa 1 lần/ngày

- Súc miệng sạch sau khi ăn

- Lấy cao răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng của mẹ đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành răng bé gồm những khoáng chất như canxi, phốt pho… Thời kỳ này, nếu dinh dưỡng của người mẹ không hợp lý có thể khiến răng bé sau này yếu hoặc dễ bị sâu răng. Đặc biệt, canxi tốt cho quá trình phát triển răng, tạo nên hàm răng chắc khỏe.

Cần lưu ý tăng cường thực phẩm giàu canxi như cua đồng, tôm tép, hải sản không chứa thủy ngân, sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,... Một số loại đậu, rau củ quả như chuối, kiwi, rau súp lơ xanh, rau mùng tơi, cà rốt,...cũng rất tốt cho cơ thể mẹ bầu và sức khỏe răng miệng.

Chế độ chăm sóc sức khoẻ răng miệng khi mang thai-3
Thăm khám răng định kỳ*

Khám răng định kỳ

Chăm sóc sức khỏe răng miệng khi mang thai tốt nhất không thể thiếu việc khám răng đều đặn mỗi tháng. Mặc dù bà bầu không thể thực hiện các giải pháp tác động đến răng miệng trực tiếp nhưng việc cạo vôi răng, phát hiện sớm bệnh lý cũng giúp bạn chăm sóc răng miệng tốt hơn. 

Biết được cách chăm sóc sức khỏe răng miệng khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu phần nào trang bị được những kiến thức và chuẩn bị tốt về vấn đề này trước và trong thời kỳ mang thai. Chăm sóc thật tốt vấn đề sức khỏe về răng miệng cũng là cách bảo vệ sức khỏe cho con yêu và chính bản thân mình.

Chế độ chăm sóc sức khoẻ răng miệng khi mang thai Reviewed by trám răng tư vấn on 04 tháng 1 Rating: 5
All Rights Reserved by HÀ LIÊN - THẨM MỸ HÀN QUỐC 3D © 2017
Phát triển bởi: MinhHau Co., Ltd

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.