Top Ad unit 728 × 90

Tin mới

Nâng mũi sline 3d fixed y

Kinh nghiệm chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi

Chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi như thế nào? Càng lớn tuổi thì cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng của người già càng khó khăn. Với những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp ích cho quá trình diễn ra thuận lợi hơn.

Những tổn thương răng miệng người già có thể gặp phải 

Tổn thương ở răng 

Các tổn thương mà người cao tuổi có thể gặp phải bao gồm: mòn, sứt mẻ ở mặt nhai, tủy răng bị xơ teo, dinh dưỡng cho răng kém, mật độ tế bào thưa, răng giòn dễ bị mẻ gãy; tăng tạo xê măng ở chân răng; dễ bị sâu ở chân răng; tụt nướu, giảm tiết nước bọt, khả năng nhai giảm sút… Mòn răng ở người cao tuổi có nhiều nguyên nhân như do quá trình tích tuổi, chải răng không đúng cách, chải răng với lực quá mạnh, ăn thức ăn quá cứng, uống nhiều nước ngọt có ga. 

Kinh nghiệm chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi-1
Sứt mẻ răng miệng là một trong những tổn thương người già có thể gặp phải*

Bệnh khô miệng 

Người cao tuổi thường mắc chứng khô miệng. Khô miệng rất dễ bị mắc một số bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm vùng miệng, có thể có đau, khó ăn, khó nuốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở người cao tuổi khỏe mạnh, tổng lưu lượng nước bọt không giảm so với trước đây. Nguyên nhân là do các bệnh toàn thân, việc sử dụng thuốc và xạ trị gây khô miệng.

Tổn thương niêm mạc miệng 

Nếu vệ sinh răng miệng không cẩn thận, thường dẫn tới niêm mạc miệng bị teo mỏng dần, mất tính đàn hồi, dễ bị chấn thương và nhiễm khuẩn. Bệnh toàn thân và việc dùng một số thuốc chữa bệnh có thể làm cho niêm mạc miệng bị tổn thương dạng bóng nước, loét, nhiễm khuẩn và ung thư. Do đó cần khám định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh niêm mạc miệng ở người cao tuổi.

>>>Có thể bạn quan tâm: miếng niềng răng silicon dùng để làm gì?

Rối loạn chức năng vận động 

Người cao tuổi dễ bị rối loạn phản xạ nuốt và vận động cơ miệng. Nhiều người cao tuổi mắc chứng chán ăn, ăn không biết ngon, vị giác suy giảm.

Vậy chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi như thế nào? 

Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể 

Cách chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi đó là cung cấp đầy đủ các dưỡng chất. Để có một cơ thể khỏe mạnh và hàm răng chắc khỏe, mỗi người nhất là người cao tuổi phải được cung cấp đầy đủ bốn dưỡng chất là chất đạm, chất béo, vitamin và các loại muối khoáng qua chế độ ăn hàng ngày. Trong bữa ăn hàng này nên có sự góp mặt của những loại thực phẩm như tôm, cua, thịt bò, đậu phụ, dầu thực vật, các loại rau xanh, trái cây... 

Kinh nghiệm chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi-2
Cần bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể*

Nên ăn trái cây tươi thay cho bánh ngọt vì đường và bột rất dễ bám lại trên bề mặt răng gây sâu răng, lâu ngày sẽ bào mòn men răng, làm lộ ngà răng... 

Thời điểm ăn trái cây tươi tốt nhất là trước bữa ăn chính 1 giờ, vì chúng là đồ ăn sống. Việc ăn đồ sống trước khi ăn đồ chín sẽ giúp tránh các phản ứng tăng bạch cầu, bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể. 

Sau mỗi lần ăn, phải súc miệng và chải răng ngay, không để thức ăn lưu lại trên răng và lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong miệng lên men, tạo ra chất axít phá hủy men răng, dẫn đến sâu răng.

Thăm khám răng định kỳ 

Tuổi ngày càng cao thì vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng lại càng được đặt lên hàng đầu hơn cả. Vì vậy, người cao tuổi nên kiểm tra răng định kỳ 3-6 tháng 1 lần để phát hiện sớm các bệnh về răng miệng, nhất là bệnh về lợi ở người cao tuổi có thể dẫn đến ung thư niêm mạc miệng. 

Nếu răng miệng không may gặp vấn đề, các bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cùng phác đồ điều trị hợp lý giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi ảnh hưởng của bệnh lý gây nên.
Kinh nghiệm chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi Reviewed by Tẩy trắng răng on 29 tháng 5 Rating: 5
All Rights Reserved by HÀ LIÊN - THẨM MỸ HÀN QUỐC 3D © 2017
Phát triển bởi: MinhHau Co., Ltd

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.